Translate

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Cậu bé bán vé số thành kỹ sư

Trần Thanh Liêm, cậu bé với tuổi thơ đi bán vé xo so Dong Thap để kiếm cái ăn, mua sách vở đến trường ngày nào, giờ đã là kỹ sư địa chất môi trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).

"Hiện Liêm là quản lý hàng xuất nhập hằng ngày tại xí nghiệp Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, thuộc Tổng công ty Dầu VN", Liêm kể.
Cậu bé bán vé số thành kỹ sư
Cậu bé Trần Thanh Liêm bán vé số ngày nào giờ đã là một kỹ sư chững chạc.
Tuổi thơ dữ dội
Kỹ sư Trần Thanh Liêm lật lại ký ức tuổi thơ dữ dội của mình với nụ cười lạc quan thường trực trên môi: “Năm tuổi, tôi bắt đầu lao động bằng công việc bán rau muống ở chợ do cậu tôi hái về.
Mười tuổi, tôi đi bán vé số phụ mẹ. Lớn lên một chút, tôi đạp xe mỗi ngày khoảng 50km để bán được 100-150 tờ vé xsmb, kiếm được 25.000 - 30.000 đồng. Ký ức ngày ấy là những lần bị người ta đánh tráo gần 100 tờ vé số. Nước mắt đầm đìa, tôi đứng giữa chợ kêu gào trong vô vọng. Hay những chiều mưa gần đến giờ xo so nhưng vẫn chưa bán hết vé. Đầu trần chân đất, ủ bọc vé số trong người, tôi chạy đi khắp nơi nài nỉ mọi người mua giúp.
Sau lần bị tráo vé số, tôi chuyển sang bán bánh tráng. Đi học về, tôi đạp xe chở một bao bánh tráng mang đi bán. Năm lớp 9, một biến cố cuộc đời ập đến, mẹ tôi bỏ tôi một mình trong căn trọ và ra đi. Khi ấy, thầy cô và chính quyền địa phương đưa tôi vào trung tâm Phát huy Bình Triệu. Tôi sống ở đó một mình, vẫn đi bán vé số kiếm tiền sinh hoạt và đến trường. Có hôm sốt cao tôi nằm chịu trận, nước mắt bỗng ứa ra vì tủi thân.
Không ở trung tâm nữa, các cô đưa tôi về sống với bà ngoại. Tôi vẫn bán vé xo so Quang Ngai và đi học. Đến năm lớp 12 tôi chuyển qua bán hoa sen. Chiều chiều tôi lội ruộng hái hoa sen, bó từng bó đến khuya sao cho thật đẹp. Sáng sớm hôm sau tôi thức dậy, chất sen lên xe đạp và chạy ra chợ Bà Chiểu, rong ruổi trên đường Phan Đăng Lưu, Hoàng Hoa Thám, Lê Quang Định, Đinh Tiên Hoàng, Phan Văn Trị, Nguyễn Văn Đậu... để bán.
Năm 2007, tôi thi đậu vào trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Vào đại học, mỗi ngày tôi đạp xe 20km đi làm gia sư với 500.000 đồng/tháng cho đến khi ra trường”.
Khó đến đâu vươn lên đến đó
Nhìn lại chặng đường đã qua, vẫn giữ nụ cười tươi trên môi, kỹ sư Trần Thanh Liêm bảo trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng cứ lạc quan mà sống. “Khó đến đâu vươn lên đến đó” - Liêm đúc kết như thế sau những ngày cơ cực. Niềm lạc quan đã theo Liêm trong cuộc sống và cả khi đến trường tạo nên một Trần Thanh Liêm chững chạc như hôm nay. “Học phổ thông, đến lớp vẫn vui vẻ, hòa đồng với bạn bè chứ không vì hoàn cảnh của mình mà ngại. Thầy cô thương không lấy tiền học thêm thì mình không bỏ học bữa nào, đến sớm để quét dọn lớp” - Liêm nhớ lại.
Vươn lên từ khó khăn, Liêm bảo niềm vui của bạn là được giúp đỡ người khác. Bởi vậy, từ năm thứ ba đại học, Liêm đã “chủ xị” những chương trình tình nguyện như mua heo đất, cùng các bạn sinh viên nuôi và sau đó đập heo được 15 triệu đồng. Số tiền này các bạn xây một nhà tình thương ở Tây Ninh. Rồi những chương trình góp tiền, mua quà cho trẻ nghèo, mồ côi. Hay hiện nay Liêm đang tham gia hội tình nguyện chuyên chăm sóc người già, neo đơn.
Nhìn về phía trước, cậu bé Liêm bán vé số ngày nào bảo mình luôn ấp ủ những dự án từ thiện, tình nguyện chăm sóc người già neo đơn và giúp những đứa trẻ không phải bỏ học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét