Thời gian gần đây nhiều người bán vé số dạo trên địa bàn TP Huế rơi vào cảnh "dở khóc dở cười" khi bị một số đối tượng đánh lừa trắng trợn bằng cách bán lại vé xo so Ca Mau trúng thưởng với giá thấp hơn.
"Ôm hận" vì mua "vé số trúng"
Chúng tôi bắt gặp chị Thái Thị Tuyết Liên, 40 tuổi, ngụ thôn Mỹ Lan, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế khi chị đang cầm xếp vé số trên tay mếu máo: "Mua giúp tôi tấm vé đi cậu, không ngờ lại có kẻ lừa cả những người bán vé số dạo kiếm từng đồng như tôi".
Chị Liên ấm ức kể lại: "Tôi đang bán vé số tại quán nhậu Q.M trên đường Nguyễn Sinh Cung, TP Huế thì có hai thanh niên ngồi nhậu gọi đến nhờ dò số, một thanh niên liền vỗ vai người kia hô to "A, trúng nè" rồi đề nghị bán lại cho tôi với giá 1 triệu đồng. Tôi cầm tấm vé anh kia đưa dò thì quả thực trúng giải tư trị giá 1triệu 250 ngàn. Thấy lãi bằng cả số tiền đi bán dạo suốt ngày nên tôi đồng ý mua. Trước khi ra về hai người đó còn mua giúp tôi thêm 10 vé nữa, ai ngờ...", chị Liên nức nở.
Sự việc chỉ vỡ lở khi chị Liên hối hả cầm tấm vé số trên đến đại lý phát hành vé đổi lấy tiền. Chị Liên kể rằng sau khi nhân viên đại lý dùng kính lúp kiểm tra và cho chị biết đó là vé giả thì chị mới ngã người khóc than.
Cầm tấm vé trúng thưởng "dỏm", chị Liên nhớ lại về nhân dạng kẻ đã giở trò lừa đảo: "Đó là hai thanh niên trạc tuổi 30, ăn mặc bảnh bao. Tôi không ngờ họ lại đi lừa cả những người bán vé số dạo, trước lúc mua lại vé số tôi đã nhìn kĩ nhiều lần nhưng không hề phát hiện đó là vé giả", chị Liên đưa chiếc vé "dỏm" số 149730 ( số 4,9,3 là giả) cho chúng tôi xem.
Ấm ức không kém chị Liên, bà Nguyễn Thị Hương, 50 tuổi đã có hơn 10 năm đi bán lich thi dau ngoai hang anh dạo nhưng vẫn bị lừa một cách "ngớ ngẩn" như lời bà kể: "Tôi đang đạp xe bán vé số dạo trên đường Phan Chu Trinh thì có một phụ nữ khoảng 30 tuổi đi cùng chiều hỏi mua. Sau khi dừng xe người phụ nữ cầm xếp vé số lật đi lật lại, bảo rằng không mua nữa rồi bỏ đi. Tôi bỏ xếp vé vào túi xách đi tiếp, đến khi lấy vé ra bán cho khách mới phát hiện bị mất 60 vé trị giá 300.000 đồng. Số tiền đó tui phải dành dụm gần nửa tháng mới đủ bù lỗ".
Trò chuyện với người phụ nữ này chúng tôi được biết thêm đây không phải là lần đầu bà bị "dính bẫy". Bà Hương cho biết cách đây hơn tháng bà cũng từng bị lừa theo "kiểu" bán lại vé trúng thưởng "dỏm". "Hôm đó tui bị người đàn ông trạc tuổi trung niên xin dò nhờ vé, dãy số trên vé đó trùng với kết quả giải bảy (trúng hai chữ số). Lấy cớ trúng ít tiền mất công đi nhận nên ông ấy đề nghị bán cho tôi thấp hơn giá trị giải thưởng 25.000 đồng, nào ngờ khi đến đại lý cô nhân viên nói rằng đó là vé giả, thật không ngờ nổi...", bà Hương lắc đầu thở dài.
Thủ đoạn của những kẻ lừa đảo
Theo những người bán vé số dạo từng "dính bẫy" thì các đối tượng lừa đảo đã dán chữ số giả chồng lên chữ số cũ. Đặc biệt lớp chữ này rất mỏng và không thể phát hiện bằng mắt thường dù soi dưới ánh nắng mặt trời. Chị Nguyễn Thị Hoa quả quyết: "Trước khi mua tôi đã nhìn rất kĩ, thậm chí soi nắng nhưng vẫn không phát hiện thấy điều gì nghi ngờ".
Tham khảo ý kiến của nhiều nhân viên Công ty Xổ số kiến thiết trên địa bàn TP Huế, chúng tôi đều nhận được ý kiến cho rằng các đối tượng làm giả vé trúng thưởng đã thực hiện hành vi làm giả bằng cách sử dụng vé số không trúng thưởng sau đó dùng dao lam bóc phần giấy có chữ số dễ sửa đổi, thường là những chữ số có hình vòng cung như 0, 3, 6, 9 rồi bôi keo, dán chữ số trúng thưởng lấy từ vé số khác vào. "Việc bóc giấy lẫn bôi keo đều được thực hiện một cách tinh vi, tuyệt đối không để keo lem ra bên ngoài nếu không sẽ bị lộ. Tất cả thao tác này đều được kẻ gian tiến hành bằng cách quan sát qua kính lúp nên khó phát hiện bằng mắt thường", anh Trương Tất Dũng, hiện công tác tại Công ty Xsmb cho biết.
Theo anh Dũng, để hạn chế rủi ro, những người bán vé số dạo nên hạn chế mua lại vé trúng thưởng từ người khác, ngoại trừ đó là khách quen, người quen biết có mức độ tin cậy cao. "Do đối tượng lừa đảo thường đưa ra chiêu bài bán lại vé trúng thưởng với giá thấp hơn nhiều so với giá trị giải thưởng nên nhiều người ham lợi trước mắt mà thiếu đề phòng cảnh giác", anh Dũng nói thêm.
Anh Trương Tất Dũng cũng kiến nghị rằng các công ty xổ số nên cải tiến chất lượng giấy in, kĩ thuật in ấn nhằm nâng cao tính an toàn cho tấm vé xổ số kiến thiết bởi trên thực tế việc mua bán vé trúng thưởng là nhu cầu chính đáng của khách hàng do có nhiều nguyên nhân khác nhau. "Chẳng hạn như giải thưởng quá ít, người trúng thưởng không thích bị nhòm ngó hay vì lí do nào đó mà người trúng thưởng không thể đến lĩnh thưởng thì việc bán lại vé trúng thưởng hoàn toàn có thể được chấp nhận. Theo tôi ngoài phần số nên in thêm phần chữ phía trên như một số công ty xổ số đã làm sẽ giảm thiểu được khả năng làm giả rất nhiều", anh Dũng nói.
|
Translate
Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014
Bán vé số lại bị lừa... trúng thưởng xổ số
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét