Translate

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Luật về nhà ở, địa ốc chặt hơn


Đề nghị dành toàn bộ tiền thu từ xo so bac lieu cho Quỹ Phát triển nhà ở

Ngày 18-6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở
Về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nhiều ý kiến tán thành việc mở rộng như dự án Luật Nhà ở, cụ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân người nước ngoài được phép nhập cảnh Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị quy định chặt chẽ hơn như tỉ lệ được sở hữu nhà ở của người nước ngoài trong một khu vực, một chung cư để bảo đảm kiểm soát an ninh trật tự, quốc phòng - an ninh.

Đại biểu Thân Đức Nam nêu ý kiến về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại Quốc hội ngày 18-6 Ảnh: xstg



ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) góp ý dự luật cần tập trung vào chính sách phát triển nhà ở và quản lý nhà ở, đồng thời đặc biệt quan tâm đến loại hình nhà ở công vụ và nhà ở xã hội. ĐB Lịch cho rằng 2 loại hình đều đầu tư bằng ngân sách nhà nước nên dự luật phải quy định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng nhà công vụ, có chế tài xử lý khi cố tình không trả lại nhà công vụ. “Còn nhà xã hội, chỉ sử dụng để cho thuê không đặt vấn đề bán, nếu đã bán ket qua xo so mien bac thì phải tính đúng, tính đủ theo giá thị trường” - ĐB Lịch nêu, đồng thời kiến nghị thêm các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá rẻ và xây dựng Quỹ Phát triển nhà ở, dành toàn bộ tiền thu từ xổ số kiến thiết cho quỹ này.
Ngăn tình trạng “tay không bắt giặc”
Chiều cùng ngày, cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhiều ĐB tán đồng việc mở rộng đối tượng kinh doanh bất động sản là tổ chức, cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài. Dự luật quy định: “Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, có vốn pháp định do Chính phủ quy định nhưng không được thấp hơn 50 tỉ đồng và đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật”...
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) ủng hộ điều kiện về vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nhằm bảo đảm năng lực tài chính doanh nghiệp, tránh tình trạng chủ đầu tư không có năng lực vẫn huy động vốn. “Nhiều chủ đầu tư vốn ít, thậm chí không có vốn, đã tay không bắt giặc” - bà Khánh lo ngại.
Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực bất động sản, ĐB Thân Đức Nam (Đà Nẵng) - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - đề xuất quy định “trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê và thuê lại, cho thuê mua bán bất động sản không thường xuyên thì không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp; không phải có vốn pháp định, không phải đăng ký kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế”.
Cũng theo ĐB Nam, hiện hình thức đầu tư bất động sản gián tiếp chưa phổ biến tại Việt Nam, trong khi việc đa dạng hóa đầu tư giúp nhà đầu tư đối phó với rủi ro tốt; ngoài sở hữu nhà đất, một trong những lựa chọn là đầu tư gián tiếp vào thị trường thông qua việc sở hữu cổ phiếu bất động sản. “Luật cần bỏ quy định hình thức đầu tư bất động sản bao gồm đầu tư bất động sản trực tiếp và đầu tư bất động sản gián tiếp thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức nước ngoài, cá nhân người nước ngoài định cư tại Việt Nam” - ĐB Nam đề xuất.
Được bán nhà hình thành trong tương lai
ĐB Thân Đức Nam cho rằng hiện một số dự án chủ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa bảo đảm chất lượng dẫn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng, xuống cấp nhưng không ai sửa chữa; đề nghị luật bổ sung chủ đầu tư có trách nhiệm ký quỹ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án, sau khi xây dựng hoàn thành và bàn giao hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo dự án đã được phê duyệt, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ trả lại tiền ký quỹ ban đầu. Tuy nhiên, theo ĐB Nam, cần có quy định chi tiết về việc ký quỹ để công cụ kinh tế này phát huy vai trò về việc chống đầu cơ trong các dự án kinh doanh bất động sản.
Dự luật cũng tạo thông thoáng so với quy định hiện hành khi mở rộng việc cho phép các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản được cho thuê, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai thay vì chỉ được cho thuê, cho thuê mua bất động sản đã có sẵn như quy định hiện hành.
Các ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM), Phạm Văn Tấn (Nghệ An) nhìn nhận quy định này sẽ bảo đảm quyền của người góp vốn, quyền của người mua trong việc kiểm soát được tiền của mình đang sử dụng có đúng mục đích nhưng cần cụ thể hơn để tránh nảy sinh tranh chấp về quyền lợi các bên. ĐB Nghĩa đề xuất quy định cho phép người thuê, thuê mua được chuyển nhượng giữa chừng để dòng vốn được luân chuyển và thuận tiện cho người mua có thể rút khỏi thị trường.
Thông qua Luật Đầu tư công
Cùng ngày, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng (sửa đổi).
Trong đó, Luật Đầu tư công đã quy định cụ thể về xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp vi phạm quy định về đầu tư công. Theo đó, các tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại tùy theo tính chất, mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét