Trong phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) và dự án Luật kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) ngày 29/10, vấn đề được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận là hiện nay, nguồn thu, chi Ngân sách Nhà nước rất lớn, vì vậy các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước cũng như các địa phương cần phải công khai minh bạch thu, chi để tránh thất thoát, lãng phí.
Kiểm ngân tại Kho bạc Nhà nước, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa. (Nguồn: kqxsmn)
Thảo luận về dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), theo các đại biểu, về quan điểm, nguyên tắc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước, việc ban hành Hiến pháp năm 2013 đã tạo căn cứ quan trọng cho đổi mới, nâng cao hiệu quả điều hành Ngân sách Nhà nước, là nền tảng pháp lý quan trọng cho sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước. Nhiều đại biểu cho rằng, yêu cầu quan trọng nhất trong việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước là phải bảo đảm thể chế hóa các nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính-ngân sách. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định của dự thảo luật thì một số định hướng quan trọng trong Hiến pháp chưa được cụ thể hóa. Đại biểu Đặng Đình Luyến (đoàn Khánh Hòa) đề nghị làm rõ ngân sách nhà nước là thống nhất, có phân cấp quản lý và bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, thể hiện rõ nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gắn với nhiệm vụ chi Quốc gia; phân cấp rõ chức năng, nhiệm vụ gắn liền với phân cấp ngân sách giữa Trung ương và địa phương. Theo đó, xác định rõ phạm vi nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân trong việc quyết định dự toán ngân sách nhà nước để tránh trùng lắp và hình thức; tăng cường các quy định Xo so Tay Ninh về nâng cao kỷ luật chi, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong quản lý, sử dụng ngân sách, đặc biệt là về chi ngân sách nhà nước cần tuân thủ và cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản đã được quy định trong Hiến pháp.Cũng theo đại biểu Đặng Đình Luyến, so với Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành, các quy định của dự thảo Luật lần này có một số quy định mới nhưng vẫn còn nhiều quy định mang tính chung chung cần được cụ thể hơn, như các quy định về nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách; về công tác quyết toán ngân sách nhà nước, công tác kế toán nhà nước, công khai, minh bạch ngân sách, thẩm quyền của Thường trực Hội đồng Nhân dân và Hội đồng Nhân dân trong quyết định ngân sách của cấp mình.Còn đại biểu Bùi Đức Thụ (đoàn Lai Châu) nhận xét, Luật Ngân sách Nhà nước đã sửa đổi bổ sung một số điều để phù hợp quản lý tài sản công. Nhưng hiện tượng thất thoát, dàn trải, không quản lý được vốn đầu tư diễn ra khá phổ biến và cũng là bất cập thực tiễn. Để phù hợp với thông lệ quốc tế, sửa Luật phải căn bản và toàn diện, trong đó cần phân định rõ thẩm quyền quyết định, phân bổ, giám sát thực hiện dự toán.Liên quan đến phạm vi thu, chi và bội chi ngân sách nhà nước, đối với thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu từ tiền sử dụng đất (Điều 36), các đại biểu nhất trí đưa khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết vào trong cân đối ngân sách nhà nước và bổ sung quy định nguồn thu xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất không sử dụng để tính tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tính số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Trong sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước lần này, các đại biểu đề nghị chỉ quy định tổng số chi đầu tư phát triển phải lớn hơn bội chi ngân sách nhà nước, không quy định về tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết.Đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) nhất trí với phương án Chính phủ trình, phân cấp nguồn thu theo 3 nhóm khoản thu 100% ngân sách trung ương, khoản thu 100% ngân sách địa phương và khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị Chính phủ rà soát lại từng khoản thu phân chia theo từng nhóm cho hợp lý để bảo đảm nguyên tắc ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo. Đại biểu Y Thông (đoàn Phú Yên) lại băn khoăn, trong luật mới quy định, các địa phương co quyền ban hành chính sách để có thể thu thêm.
“Nếu có cơ chế như vậy dân chịu không nổi, gây phức tạp cho tình hình địa phương,” đại biểu Y Thông bày tỏ soi cau lo.
Đối với các quỹ tài chính ngoài ngân sách, có nhiều quỹ có nguồn thu từ thuế, phí - là những khoản thu theo quy định của luật phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước, nhưng hiện nay vẫn đang để ngoài ngân sách nhà nước, gây khó khăn trong quản lý, điều hành của Nhà nước, làm phân tán nguồn lực quốc gia. Đại biểu Khúc Thị Duyền (đoàn Thái Bình) và Đặng Thế Vinh (đoàn Hậu Giang) đề nghị, Chính phủ rà soát, thu hẹp các quỹ ngoài ngân sách theo hướng đưa vào cân đối ngân sách nhà nước đối với những quỹ có nguồn thu chủ yếu từ ngân sách nhà nước bảo đảm tính thống nhất, tập trung của ngân sách nhà nước. Về chi chuyển nguồn được quy định tại Điều 62 của dự thảo Luật, Chính phủ đề nghị cho phép được chi chuyển nguồn, trong đó đối với chi đầu tư phát triển, được chuyển nguồn sang năm sau theo thời gian quy định tại Luật đầu tư công; thẩm quyền quyết định phải do Chính phủ quy định cụ thể. Về vấn đề này, các đại biểu Nguyễn Thị Thanh (đoàn Ninh Bình), Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) cho rằng, để bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư công và hạn chế tối đa việc chuyển nguồn ngân sách, đề nghị quy định cho phép thực hiện chuyển nguồn đối với chi đầu tư phát triển, các khoản chi cho nhiệm vụ bất khả kháng, các khoản tăng thu, tiết kiệm chi do cấp có thẩm quyền quyết định, các khoản tạo nguồn cải cách tiền lương, kinh phí tự chủ giao cho đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan hành chính. Riêng đối với chi đầu tư phát triển cần khống chế tỷ lệ giới hạn chuyển nguồn (dự kiến tối đa 10% tổng chi đầu tư) để tăng cường kỷ luật tài chính trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, để bảo đảm thống nhất vai trò quyết định ngân sách nhà nước theo Hiến pháp, đề nghị quy định Quốc hội có thẩm quyền quyết định việc chuyển nguồn, thay vì Chính phủ như Dự thảo Luật. Về ứng trước dự toán ngân sách năm sau (Điều 55), Chính phủ đề nghị cho phép được ứng trước ngân sách nhà nước năm sau như hiện hành, đại biểu Nguyễn Thị Thanh kiến đề nghị bỏ quy định về việc ứng trước dự toán ngân sách các năm sau, bảo đảm phản ánh đúng các khoản thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước thực tế phát sinh trong năm. Hơn nữa, nếu cho phép ứng trước dự toán ngân sách năm sau thì sẽ không phù hợp theo quy định của Hiến pháp: các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán; đồng thời việc cho ứng trước sẽ hạn chế thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước của Quốc hội do phải hợp thức hóa các khoản đã ứng trước trong khi Quốc hội chưa xem xét ngân sách năm sau. Đối với dự phòng ngân sách nhà nước quy định tại Điều 10 và Điều 47, Chính phủ dự kiến bổ sung quy định cho phép các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương được giữ lại tối đa không quá 5% dự toán chi thường xuyên đã được giao để chủ động thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm (Luật hiện hành không cho phép). Về vấn đề này, đại biểu Khúc Thị Duyền đề nghị không cho phép các bộ được có khoản dự phòng như quy định của dự thảo Luật vì quy định này mâu thuẫn với yêu cầu giao, phân bổ vốn phải bảo đảm đủ, đúng cho các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội./. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét