Đã gần 10 năm nay, người dân các phố Lương Văn Can, Hàng Quạt, Hàng Hành, Tô Tịch, Hà Nội... quen thuộc với hình ảnh một người phụ nữ trung tuổi mang xo so Dong Thap vào từng nhà để bán.
Chị Phương giao vé số cho khách hàng quen.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, chị miệt mài bán vé số cho từng khách quen. Công việc đặc biệt này của chị làm nhiều người chú ý, bởi người ta thường quen với hình ảnh người bán xo so Quang Ngai với chỗ ngồi cố định ở những con phố ồn ào.
Nghề... “gia truyền”
Phải chờ đợi mãi tôi mới gặp được chị Phan Thị Phương - người phụ nữ bán vé số di động, bởi chị không có mặt thường xuyên ở nhà. Công việc hàng này của chị là đi quanh các phố gần nhà để mưu sinh với xấp vé số trên tay. Có ngày, chị đã phải đi bộ lên đến 30km để bán vé số. Chị Phương đang ở cùng cô em gái trên một căn gác nhỏ ở phố Lương Văn Can, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chị Phương cho biết, nghề bán xsmb di động này là chị được "kế thừa" từ mẹ - bà Nguyễn Thị Tuyết, người cũng mưu sinh bằng nghề vé số lưu động ở phố cổ Hà Nội nhiều năm nay.
Chị Phan Thị Phương kể, hồi trẻ, mẹ chị bán hàng cho cửa hàng mây tre đan gần nhà. Tuy nhiên do nhiều biến cố và gia đình khó khăn nên mẹ chị đã nghỉ để chăm sóc người chồng ốm yếu cùng 4 cô con gái. Nhờ có người quen giới thiệu, từ năm 1976, mẹ chị đã "bắt tay" vào nghề bán vé số di động. Hàng ngày bà Tuyết đi vào tận gia đình ở các phố gần nhà để bán vé số. Vì là khách hàng quen nên có khi bà còn giao cả tập vé số cho chủ nhà chọn sê - ri vé, rồi lại mang tập khác sang nhà bên cạnh mà không sợ mất vé số và gian lận. Sau đó bà mới quay lại lấy tiền và vé chưa bán. Chị Phương nhớ lại: "Hồi ấy, tôi cũng mới lớn, cũng thường theo mẹ đi bán vé số. Nhiều hôm mẹ mệt, tôi cũng tự tay giao vé cho khách hàng, vé đã lấy rồi nên ngày mưa cũng vẫn phải bán xo so...".
Nguyên tắc bán vé số là trước 18h phải giao toàn bộ vé cho công ty Sổ xố hoặc đại lý cấp 1, nên buổi chiều là chị Phương rất tất bật. Chị đến từng nhà bán và phải để ý giờ, nếu không sẽ muộn giờ trả vé cho công ty. Chị bảo, vì mẹ đã từng làm nghề này nên chị cũng theo nghề để nuôi cô em gái ở cùng nhà. Chị Phương năm nay 50 tuổi, trước khi "kế thừa" nghề "gia truyền" này, chị từng làm công nhân Nhà máy Thủy tinh Hà Nội. Tuy nhiên, công việc ở đấy rất vất vả, lương lại không cao, năm 2000 chị đã xin về hưu sớm và năm 2003 làm công việc bán vé số tận nhà cho khách hàng.
Hàng ngày chị Phương đi vào những phố như Hàng Quạt, Lương Văn Can, Hàng Gai bán vé số. Điều quan trọng của công việc này là sự tin tưởng nhau giữa những người hàng xóm với chị. Tờ vé số có mệnh giá 10.000 đồng, thế nên nhiều người mua từ 3 - 5 tờ để “thử vận may”. Chị Phương tâm sự: "Từ khi mẹ tôi mất, tôi đi theo hẳn nghề này. Công việc chỉ vất vả vào buổi chiều vì phải giao vé cho khách hàng trước giờ mở thưởng, quay số. Nhiều người nghe đến nghề bán vé số có vẻ xem thường, nhưng từ nghề này mà mẹ tôi đã nuôi 4 chị em tôi khôn lớn. Hai chị gái đầu có gia đình riêng. Nhà giờ chỉ có tôi và một cô em gái. Tôi bán vé số, em gái bán trà đá, tằn tiện, hai chị em cũng sống được trong thời "bão giá" này...".
Được người trúng thưởng biếu quà
Hàng tuần, vào các buổi sáng thứ 2, 4, 6 chị Phương lên Công ty Sổ xố để lấy vé. Vé lấy từ sáng thứ 2 sẽ bán vào chiều thứ 2, thứ 3, vé của thứ 4 sẽ bán vào chiều thứ 4, thứ 5, vé của thứ 6 lấy sẽ bán vào chiều thứ 6, thứ 7 và chủ nhật. Chị cho biết, thu nhập hàng tháng của chị khoảng 4 - 5 triệu đồng, cộng với tiền bán hàng nước của cô em gái, cuộc sống cũng tạm đủ. Với chị, nghề bán vé số mẹ chị gắn bó cả đời, nên chị cũng yêu nghề luôn. Có những hôm dù bị ốm chị cũng vẫn cố gắng đi bán, vì vé số là loại hàng phải bán trong ngày và cuối ngày phải nộp cuống vé về công ty Sổ xố.
Chị Phan Thị Phương kể, trong gần 10 năm bán vé số di động, chị gặp nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Đó là một lần, chị đang bán hàng trên phố thì có một ông khách nước ngoài cũng ngỏ ý muốn xem vé số của chị và mua. Ông khách người Anh ấy ở Việt Nam đã lâu, lại chơi thân với một số bạn người Việt nên hiểu được việc mua bán vé số ở Việt Nam. Ông còn nói được cả câu "Mua sổ xố kiến thiết là ích nước lợi nhà, để kiến thiết Thủ đô..." bằng giọng lơ lớ khiến chị ngạc nhiên. Hôm đó người khách nước ngoài đã mua của chị 4 vé và trúng giải 7. Tuy giải không cao nhưng ông ấy rất vui, thỉnh thoảng gặp lại ở phố Lương Văn Can, ông vẫn mua vé số cho chị.
Có một kỷ niệm vui mà chị Phương nhớ mãi, đó là khách hàng của chị đã có lần trúng giải hàng trăm triệu. Chỉ hai giải cuối thì chị mới được "quyền" giao tiền thưởng cho khách hàng. Còn khách hàng trúng giải cao hơn, họ phải lên công ty Sổ xố làm thủ tục để nhận giải. Sau khi nhận được giải thưởng lớn, một khách hàng đã biếu chị 10 triệu đồng gọi là "lộc bất tận hưởng". Với số tiền ấy, chị đã mua được chiếc ti vi. Ngoài ra, nhiều khách hàng trúng những giải nho nhỏ nhưng cũng chia sẻ với chị chút quà. Những kỷ niệm đáng nhớ ấy, chị luôn trân trọng và đó cũng là sự động viên để chị hàng ngày miệt mài đi bộ đến tận nhà khách hàng bán vé số.
Anh Tạ Văn Thắng (phố Lương Văn Can, Hà Nội) - hàng xóm với chị Phương vui vẻ cho biết: "Ở Hà Nội có rất nhiều nghề gia truyền, nhưng nghề bán vé số di động gia truyền là một nghề đặc biệt. Trước nay, người ta đã quen với việc nếu muốn mua số xố, thì phải ra quầy ở ngoài đường mua, chứ việc giao vé số vào tận nhà thì hiếm. Chị Phương bán vé số đã 10 năm nay, chúng tôi cũng thường xuyên mua vé để ủng hộ chị ấy. Nghề nào cũng đáng trân trọng, nếu họ làm từ sức lao động để kiếm đồng tiền chân chính".
Ước muốn một chỗ ngồi ổn định
Chị Phan Thị Phương bộc bạch: "Vì không đủ tiền thuê một chỗ ngồi ổn định nên tôi mới phải đi giao vé đến từng nhà như thế này. Suốt ngày đi bộ cũng cực lắm. Tôi ước mình kiến được nhiều tiền hơn để có thể thuê một chỗ ngồi ổn định...". Vừa dứt câu chuyện với tôi thì trời Hà Nội đổ mưa, nhưng chị Phương vội vã mặc áo mưa đi giao vé cho kịp giờ trả lại vé của công ty Sổ xố. Giữa phố xá ồn ào, có nhiều người, nhiều nghề đặc biệt mà sự nỗ lực của họ khiến ta trân trọng.
|
Translate
Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014
Gia đình 3 đời bán vé số trên phố cổ Hà Nội
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét