Translate

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

"Bóc mẽ" mánh khóe phía sau những màn ảo thuật nổi tiếng

Jamie Raven đã chinh phục ban giám khảo với màn ảo thuật của mình. (Nguồn: dailymail.co.uk)

Ảo thuật gia Jamie Raven đã khiến ban giám khảo phải trầm trồ trong vòng chung kết cuộc thi Britain's Got Talent được phát sóng trực tiếp trên kênh ITV vào tối thứ Bảy (30/5) vừa qua khi anh này lấy từ một quả chanh còn nguyên vẹn ra một tờ tiền giấy.

Tuy nhiên, một số người xem tinh mắt đã sớm tuyên bố trên Twitter rằng họ đã phát hiện ra cách Jamie thực hiện trò ảo thuật này.

Một số người xem đã ngay lập tức đăng lên Twitter rằng họ nhìn thấy một cái lỗ trong quả chanh, và Jamie có lẽ đã ấn tờ tiền qua cái lỗ đó.

Victoria Morris viết: “Tôi có phải là người duy nhất nhìn thấy tay của Jamie Raven dưới quả chanh khi tờ tiền xuất hiện không? Có một cái lỗ lớn xuyên qua quả chanh.”

Jess Lewis viết: “Nếu cắt một lỗ qua quả chanh rồi cho tờ tiền vào đó mà là ảo thuật, thì tôi cũng là ảo thuật gia.”

Trong khi đó Shelley L lại viết: “Một chú chó diễn cả một kịch bản, trong khi đó người ta lại điên lên vì chú chó thắng người đàn ông nhét giấy vào quả chanh đục lỗ.”

Mặc dù Jamie Raven và quả chanh của anh ta đã để lại vị đắng trong lòng những người hâm mộ, song Jamie không phải là người duy nhất bị “lộ mánh.” Dưới đây là một vài ảo thuật gia nổi tiếng nhất thế giới và bí quyết thực hiện những màn ảo thuật trứ danh của họ.

Dynamo đi trên tường


Giống như trong nhiều màn biểu diễn khác của Dynamo, ảo thuật gia này không hề công bố trước trò ảo thuật của mình, mà chỉ từ tốn đi bộ trên bức tường bên của tòa nhà trụ sở LA Times ở trung tâm Los Angeles.

Hết bước này đến bước khác, Dynamo đã đi bộ từ trên xuống trên bức tường phía ngoài tòa nhà mà không có dây bảo hộ hay bất kỳ thứ gì giúp đỡ. Sau màn biểu diễn, Dynamo chỉ thong dong đi khỏi đó, trong khi mọi người chỉ biết đứng nhìn.

Cách thực hiện: Theo Guy Adams của tờ Daily Mail, mấu chốt của trò ảo thuật này là ánh sáng. Adams viết: “Cụ thể, trò này xoay quanh một loạt đèn pha cực kỳ sáng đặt dưới mặt đất.

“Đèn sẽ chiếu sáng trước mặt ảo thuật gia, nhưng lại tạo ra bóng đen phía sau lưng. Bóng đen đó sẽ che dấu dây thừng và đai lưng. Đoạn băng quay chậm đăng trên YouTube đã ghi lại được cảnh chiếc đai lưng móc vào lưng áo Dynamo khi anh này xuống đất an toàn.”

Màn ảo thuật kinh điển với bóng và cốc của Penn và Teller

Một trong những màn ảo thuật lâu đời nhất và được yêu thích nhất trong làng ảo thuật ngày nay được thực hiện với 3 chiếc cốc úp và 3 quả bóng.

Nhà ảo thuật có thể khiến cho những quả bóng trông như thể đang nhảy từ cốc này sang cốc kia, biến mất trong một cốc và xuất hiện ở một cốc khác, biến thành đồ vật khác, vân vân.

Trò ảo thuật này thường được cho là ảo thuật đường phố, nhưng Penn Jilette và Raymond Teller đã biến đổi nó bằng cách sử dụng cốc trong suốt thay vì cốc màu.

Cách thực hiện: Teller sáng tạo ra màn biểu diễn này khi nghịch ngợm với một chiếc cốc rỗng và một tờ giấy ăn vo viên tại một nhà hàng ở khu Trung Tây.

Teller úp ngược chiếc cốc và đặt quả bóng giấy lên trên, sau đó nghiêng cốc để quả bóng rơi vào tay mình.

Quả bóng thu hút toàn bộ sự chú ý của người xem, khiến họ không để ý tới tay kia của ảo thuật gia đang bí mật đưa quả bóng thứ hai xuống dưới cốc.

Teller thấy rằng trò này diễn ra quá nhanh đến nỗi chính bản thân ông cũng không nhận ra rằng mình đã cho quả bóng thứ hai vào trong cốc. Ông đoán rằng ông đã bỏ lỡ nó, bởi quả bóng đang rơi thu hút sự chú ý của ông, và màn ảo thuật đã ra đời từ nghệ thuật đánh lạc hướng.

Trò đoán trước xo so truc tiep của Derren Brown


Có lẽ màn ảo thuật được cho là hữu ích nhất trong những năm gần đây chính là khi ảo thuật gia, nhà tinh thần học Derren Brown đoán chính xác kết quả xổ số.

Vào ngày 9/9/2009, lúc 10 giờ 35 phút tối, sau nhiều ngày tuyên bố rằng mình có thể đoán được 6 con số của kết quả xo so binh duong giữa tuần, Brown đã lên sóng truyền hình trực tiếp trên tất cả các kênh vệ tinh và mặt đất của kênh Channel 4.

Vào đúng thời điểm đó, BBC1 cũng phát sóng trực tiếp buổi quay xổ số. Trên sân khấu trường quay nơi Brown đứng có một chiếc TV, phát chương trình quay xổ số của BBC1.

Cách đó khoảng 1 mét về phía bên trái của người xem là một giá trong suốt bằng nhựa, trên đó là 6 trái bóng trắng, có kích thước y như bóng xo so binh duong.

Brown tuyên bố rằng mình đã dự đoán được con số may mắn, và những số này đã được viết trên 6 quả bóng. Những con số sẽ được tiết lộ sau khi BBC1 quay số. Sáu con số quay được từ máy xổ số lần lượt là 2, 11, 23, 28, 35 và 39. Những con số viết trên 6 quả bóng trong trường quay của Brown cũng là 2, 11, 23, 28, 35 và 39.

Cách thực hiện: Đã có nhiều giả thuyết về việc làm sao một người có thể đoán được chính xác kết quả xổ số, trong đó có giả thuyết rằng Brown đã sử dụng một màn hình chia đôi, hoặc trình chiếu những con số lên các quả bóng.

Tuy nhiên, khác với các ảo thuật gia khác, Derren Brown đã tiết lộ cách làm của mình chỉ ba ngày sau, trên một chương trình đặc biệt có tên là “Cách trúng xổ số.”

Brown cho biết anh đã yêu cầu đội của mình không có một suy nghĩ nào về việc trúng xổ số, sau đó bảo họ viết ra các con số cho mỗi quả bóng.

Brown nói rằng anh chỉ cộng tất cả các con số cho từng quả bóng lại rồi chia cho 24.

Anh đã lấy cảm hứng từ giả thuyết Trí tuệ đám đông, trong đó cho rằng các quyết định do đám đông đưa ra thường chính xác hơn quyết định của từng cá nhân.

Giả thuyết này nói về việc đám đông tại một hội chợ đã đoán đúng cân nặng của một con bò khi tính trung bình cộng những con số từng người đưa ra.

Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa được kết luận là chính xác, khi các nhà toán học cho rằng phương pháp của Brown là “lừa bịp” và “vô nghĩa.”

Màn tự giải thoát của Harry Houdini

Houdini là một trong số những gương mặt nổi tiếng nhất thế kỷ 20, người đã khiến cả thế giới kinh ngạc với những màn tự giải thoát đầy ấn tượng của mình.

Khán giả đã một phen thót tim bởi ảo thuật gia này dường như đang lao vào chỗ chết khi ông bị xích khóa chặt và ném xuống nước, để rồi chỉ vài phút sau đó nhà ảo thuật lại xuất hiện, hoàn toàn không bị xích.

Hàng tràng pháo tay đã nổ ra từ phía khán giả, bởi họ không thấy bất kỳ bằng chứng nào của một chiếc chìa khóa hay một người nào đó có thể trợ giúp nhà ảo thuật.

Cách thực hiện: Trong cuốn sách xuất bản năm 2007 có tên “The Secret Life of Houdini: The Making of America's First Superhero” do William Kalush và Larry Sloman viết, các tác giả đã cố gắng lý giải màn tự giải thoát đầy ấn tượng của Houdini. Hai tác giả đã miêu tả cách thức Houdini giấu chiếc chìa khóa trong một ngón tay giả, cũng như nhiều phương pháp tự giải thoát khỏi còng tay, còng chân hay phòng giam.

Houdini có thể giấu một chiếc chìa khóa hoặc một dụng cụ cạy khóa dưới bàn chân, hay dùng keo dính lên tóc. Ông cũng có thể sử dụng một hốc được khoét dưới giày, hoặc một người hỗ trợ giấu chìa khóa vào lòng bàn tay của ông khi hai người bắt tay nhau.

Nếu có thể xem xét trước một phòng giam, Houdini có thể sẽ giấu công cụ trốn thoát của mình trong một bánh xà phòng, hoặc bên dưới ghế băng.

Tương tự, ảo thuật gia này được cho là đã giấu chìa khóa vào trong hộp, can đựng sữa, thùng nước và các vật chứa khác sẽ giam hãm ông trong màn biểu diễn, điều khiển chúng bằng răng, hoặc bằng gậy điều khiển được thiết kế đặc biệt.

Đôi khi Houdini sử dụng còng tay gian lận - khóa còng sẽ giữ chắc khi đặt xuôi, nhưng sẽ mở ra khi bị lộn ngược.

Tượng Nữ thần Tự do biến mất của David Copperfield


David Copperfield luôn thích đưa các công trình kiến trúc lớn vào các màn ảo thuật của mình, chẳng hạn như màn đi qua Vạn Lý Trường Thành. Có lẽ màn ảo thuật hoành tráng nhất của Copperfield chính là màn “hô biến” tượng Nữ thần Tự do trước con mắt chứng kiến của khán giả vào năm 1983. Khán giả bao gồm 20 khách du lịch, ngồi trong một khu quan sát khép kín. Sau đó, Copperfield nâng tấm màn lên để rồi lại kéo nó xuống, và nơi từng đặt bức tượng Nữ thần Tự do giờ đã không còn gì.

Trong khi biểu diễn màn ảo thuật này, một chiếc trực thăng đã bay phía trên bức tượng để quay góc từ trên cao. Nhà ảo thuật giải thích rằng ông muốn chứng minh là màn biểu diễn của mình không phải chỉ là một chiêu trò với máy quay.

Cách thực hiện: Theo PopCrunch, khán giả của Copperfield cùng với các cột hạn chế tầm nhìn về phía bức tượng đều được đặt trên một bàn xoay.

Màn ảo thuật dựa trên nguyên lý thông thường: di chuyển vật ra khỏi tầm quan sát để khiến nó biến mất. Nhưng, thay vì di chuyển bức tượng, Copperfield đã di chuyển khán giả của mình.

Các khán giả không hề biết mình đang di chuyển, bởi tốc độ dịch chuyển rất chậm, với điều kiện trời tối, trong khu vực không có bất kỳ cột mốc thị giác nào. Những chiếc cột vẫn nằm trước mặt khán giả, nhưng cũng được dịch chuyển cùng với họ, sao cho tượng Nữ thần Tự do không còn nằm trong tầm quan sát nữa./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét