Translate

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Ngân sách Nhà nước cần công khai, minh bạch


Xo so Phu Yen - Sáng 2-6, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.
Mở đầu phiên họp sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngân sách nhà nước (NSNN) sửa đổi. Dự thảo Luật NSNN quy định về một số vấn đề quan trọng như thu, chi NSNN, bội chi NSNN, phân cấp quản lý NSNN giữa trung ương và địa phương, về dự phòng và dự trữ tài chính, về công khai, minh bạch NSNN...

Phiên họp sáng 2-6
Liên quan đến các khoản thu, một số ý kiến đề nghị nên quy định thu xổ số kiến thiết (XSKT) vào cân đối ngân sách theo Luật NSNN hiện hành, trong đó có ý kiến đề nghị chỉ để lại một phần thu Xo so Vung Tau cho địa phương, số còn lại nộp NSNN để phân bổ như các khoản thu ngân sách từ thuế. Có đại biểu đề nghị các khoản thu từ xổ số chỉ phục vụ cho chi đầu tư, chi giáo dục, không dùng để chi thường xuyên. 
Về nội dung này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thu từ XSKT là các khoản thuế thu từ hoạt động XSKT, vì vậy khoản thu này phải được cân đối chi NSNN như đối với các khoản thuế, lệ phí và phí. 
Tuy nhiên, hoạt động XSKT là hoạt động vui chơi có thưởng (không khuyên khích) có sự quản lý của Nhà nước và mục đích thu từ hoạt động xo so mien nam truc tiep là để phục vụ lợi ích công cộng. Nếu đưa vào chi cân đối NSNN như đối với các khoản thuế, lệ phí và phí sẽ tạo áp lực cân đối cho các địa phương trong thu NSNN từ khoản thu này, đồng thời tạo ra sự không bình đẳng giữa các địa phương do số thu từ hoạt động XSKT của các địa phương hiện nay có sự chênh lệch, gây thiệt thòi cho các địa phương có nguồn thu lớn từ XSKT.

ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) phát biểu
Cũng trong sáng nay, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật NSNN (sửa đổi). Theo ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang), thu XSKT nên tính là thu NSNN mới chặt chẽ, nhằm tránh thất thu. Bên cạnh đó, dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) cần có chương riêng về kế toán, kiểm toán, không nên gộp chung với quyết toán ngân sách do đây là các nội dung hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, việc đảm bảo cân đối nguồn thu-chi NSNN phải gắn liền với phân cấp, phân quyền nhằm giảm tối đa việc chi cho bộ máy hành chính cồng kềnh.

ĐB Nguyễn Sơn - Phó Chánh án TAND tối cao phát biểu
ĐB Nguyễn Sơn – Phó Chánh án TAND tối cao cho rằng, về cơ chế hỗ trợ cho ngân sách địa phương, cơ quan tư pháp, nhiều địa phương muốn hỗ trợ cho các cơ quan tư pháp nhưng hiện không có cơ chế hỗ trợ cho các tòa án. Do vậy, dự thảo cần quy định rõ hơn về vấn đề này. Ngoài ra, sự phân bổ các loại việc tòa án phải giải quyết còn chưa tập trung nên cần có quy định sử dụng ngân sách dự phòng để có thể điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho cơ quan tòa án hoạt động thuận lợi...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét