ANTĐ - Theo báo cáo kiểm toán của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc (CNAO) vừa được công bố mới đây đã phát hiện ra hàng loạt biểu hiện vi phạm pháp luật, thiếu tính hệ thống, quản lý kém, lỏng lẻo ở một số tỉnh thành. Đặc biệt 16,9 tỷ NDT (gần 3 tỷ USD) quỹ công ích xổ số quốc gia từ tháng 1-2012 đến tháng 12-2014 đã bị biển thủ và sử dụng sai mục đích. Kết quả này không mấy ngạc nhiên nhưng sự thiếu minh bạch kéo dài, nạn tham nhũng nghiêm trọng đã và đang làm giảm lòng tin của người dân vào các chương trình xổ số thu hút hàng triệu người chơi tại quốc gia này.
Biển thủ, lạm dụng 16,9 tỷ NDT quỹ công ích Xo so Binh Dinh
Theo South China Morning Post, phạm vi cuộc kiểm toán bao gồm 228 cơ sở bán vé số và 4.965 dự án, chương trình xổ số liên quan đến phúc lợi công, trong giai đoạn từ tháng 1-2012 đến tháng 12-2014 tại 18 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, các khoản chi bất thường chiếm 1/4 doanh số bán vé xổ số phúc lợi xã hội. Báo cáo cũng chỉ ra rằng có 17/18 tỉnh, thành phố thuộc diện điều tra đã vi phạm luật khi tham gia vào hoạt động mua bán xổ số qua mạng Internet mà chưa được sự chấp thuận từ Bộ Tài chính nước này.
32 cơ sở kinh doanh xổ số cũng bị phát hiện đã sử dụng 3,1 tỷ NDT để xây dựng các cao ốc văn phòng, trung tâm đào tạo và khách sạn. Một số quan chức cũng bị cáo buộc thu lợi bất hợp pháp từ tiền quỹ thông qua các chương trình xổ số giả mạo. Các quan chức đã dùng tiền bán vé xổ số để mua xe hơi, gửi vào tài khoản riêng…
Theo quy định hiện hành của Trung Quốc, 35% số tiền từ bán vé số phải được chi cho các dự án phúc lợi công cộng, 15% dành cho chi phí quản lý và 50% trả cho vé xổ số trúng thưởng. Song quan chức nhiều địa phương đã không sử dụng các quỹ công ích Xo so Soc Trang đúng và hiệu quả, trong nhiều trường hợp, các quỹ này bị những cán bộ làm việc tại phòng ban liên quan rút ruột, chi tiêu vào việc riêng.
Điển hình là một số vụ việc đã được các kiểm toán viên phát hiện, như: Wang Zengxian, cựu Giám đốc trung tâm xổ số phúc lợi thành phố Thanh Đảo bị kết án nhận hối lộ hơn 47 triệu NDT (7,6 triệu USD). Ông này bị phát hiện sử dụng quỹ xổ số để mua một chiếc du thuyền sang trọng trị giá hơn 20 triệu NDT (3,2 triệu USD). Cục thể thao Thượng Hải năm 2009 sử dụng hơn 16 triệu NDT (2,6 triệu USD) từ quỹ xổ số để cải tạo nhà thi đấu thể thao, nhưng khoảng 1/3 số tiền được chi tiêu bất hợp pháp cho việc tân trang văn phòng và tòa nhà cơ quan này thuê.
Tại Hồ Bắc, kiểm toán viên phát hiện tiền được sử dụng để xây dựng văn phòng, trả phí hành chính và lương nhân viên của các quỹ xổ số. Các chi nhánh sổ xố kiến thiết tại Hoàng Sơn (tỉnh An Huy), Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) cũng có những khoản đầu tư mập mờ và mua sắm tài sản riêng.
Lập lờ đánh lận con đen
Trung Quốc bắt đầu phát hành Xo so Tra Vinh năm 1987 với mục đích “giúp đỡ và hỗ trợ người già, tàn tật, trẻ mồ côi và người nghèo”. Hoạt động xổ số này mang lại lợi nhuận khổng lồ, thậm chí lớn hơn cả lợi nhuận ròng của 3 công ty xăng dầu lớn nhất Trung Quốc cộng lại, theo World Crunch. Nhưng nhiều năm qua không ai thực sự biết số tiền này đi về đâu? đang nằm trong nguồn ngân sách nào? đã được chi vào quỹ nào, dự án nào? Người chơi thì vẫn chơi nhưng trong họ luôn tồn tại mối nghi ngờ về việc vận hành xổ số nhà nước. Một số người tin là kết quả trao giải được đưa ra dựa trên việc thay đổi cơ sở dữ liệu, dù điều này chưa bao giờ được chứng minh.
Tại một thời điểm đúng là đã có lúc hệ thống trực tuyến xổ số bằng phần mềm Trojan bị hack (xâm nhập trái phép), tìm cách giả mạo những con số trúng giải. Từ đó việc bảo mật có phần được củng cố lại. Tuy nhiên, ai mà biết được liệu có sự đánh tráo kết quả từ bên trong hệ thống. Mọi việc đều rất thiếu minh bạch. Ngay cả danh tính của những người trúng giải cũng được giữ bí mật, chưa từng được tiết lộ.
Dĩ nhiên trong mọi trường hợp, những người tổ chức xổ số luôn nhấn mạnh rằng, những con số trúng giải “được rút ra một cách ngẫu nhiên”, và “việc phát hành xổ số nằm trong khuôn khổ luật pháp nhà nước và do đó sự công bằng của nó là không thể bị nghi ngờ”. Nhưng điều tra của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước lại đưa ra một kết quả khác, một sự thật khác. Không chỉ cổ phần kiểm soát của hoạt động xổ số lẽ ra thuộc về nhà nước lại không nằm trong tay chính phủ, mà người ta còn phát hiện ra việc quay số của Liên đoàn Xổ số được ghi trước khi lên sóng chứ không phải truyền hình trực tiếp như tuyên bố. Mọi thứ đều đã được lên sẵn kịch bản.
Wang Xuehong - Giám đốc Học viện Nghiên cứu Xổ số Trung Quốc thuộc Đại học Bắc Kinh và là một trong những người soạn thảo Pháp lệnh Xổ số Trung Quốc, cũng đã ghi nhận rằng Trung Quốc thiếu sự đồng bộ về tiêu chuẩn quốc gia. Ông cho rằng cần có một tổ chức thứ ba chuyên kiểm tra và xác nhận hệ thống kỹ thuật, việc quay số và trang thiết bị phục vụ cờ bạc. Trong khi đó, Lang Xianping, một nhà kinh tế Trung Quốc từng lên truyền hình kêu gọi không mua vé số nữa. “Chúng ta không biết tiền được sử dụng như thế nào. Chúng ta nên loại trừ tham nhũng trong xổ số” - ông nói trên đài truyền hình Quảng Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét