Translate

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Chồng dị tật bán vé số nuôi vợ tâm thần

30

Đôi chân dị tật, cánh tay phải co quắp, những bước đi cà nhắc, khó nhọc… Mưa cũng như nắng chỉ với chiếc bánh mì lót dạ, anh đi hàng chục cây số, len lỏi qua từng ngõ ngách, mong sao bán hết vé truc tiep xsmb mỗi ngày để nuôi vợ con.
Tuổi thơ tủi hờn
Khi cất tiếng khóc chào đời, anh Lê Văn Hoàng (SN 1970, ở số nhà 40, kiệt 89, đường Duy Tân, TP Huế), bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng bất hạnh đã ập đến với anh như một định mệnh, khi cậu bé mới hơn 1 tháng tuổi đã có dấu hiệu của bệnh tật. Một phần cơ thể bị biến dạng, cánh tay phải co quắp, đôi chân teo lại, đốt sống lưng cũng bị gập, phải lê lết khắp nhà… từ đó bệnh của Hoàng ngày càng trầm trọng hơn.
Không chịu khuất phục trước số phận nghiệt ngã, Hoàng đã tìm mọi cách để cử động được đôi chân. “Mỗi ngày tui nhích, nhích từng tý một. Những lúc đau quá không cử động nổi, nhưng tự nhủ lòng rằng phải làm sao để cho mình không phải là kẻ bỏ đi. Lên 6 tuổi tui mới tập tễnh những bước đi đầu tiên”, anh chia sẻ.
30

 Sinh ra trong chiến tranh, loạn lạc, gia đình nghèo khó lại đông con nên ba mẹ anh chỉ biết nuốt nước mắt mà nhìn con, hy vọng một phép màu. Anh lớn lên trong sự đau đớn và dày vò bản thân. Mọi người nhìn anh với ánh mắt xa lánh, miệt thị, đi học thì bị đẩy xuống bàn cuối vì thấy sợ chẳng ai dám ngồi gần. Tủi thân, cậu bé phải bỏ giữa chừng khi vừa học lớp 4.
Anh Lê Văn Hưng, anh trai của Hoàng tâm sự: “Trong mấy anh em thì chú Hoàng là người khổ nhất, bệnh tật, chịu nhiều thiệt thòi. Ba mẹ tui cũng đau lòng lắm khi phải ngậm ngùi nhìn con trong đau đớn”. Hoàng đã phải chịu sống một tuổi thơ không may mắn. Đã có lúc Hoàng đã nghĩ đến cái chết, tuy nhiên bằng nghị lực của mình Hoàng đã vượt lên số phận để tiếp tục sống. Tuổi thanh niên, Hoàng phải lê lết khắp đầu làng cuối phố để mưu sinh. Từ nhặt rác ở chợ, bán vé số
 Như duyên trời đã sắp đặt, năm 25 tuổi chàng thanh niên Lê Văn Hoàng đã gặp người con gái Trần Thị Thanh Vân cùng đi bán vé số, cảm thương cảnh nghèo khó, hai người đã thành vợ thành chồng với sự chứng kiến gia đình và bạn bè. Anh Hoàng ngỡ mình như đang trong “chuyện cổ tích”. Vợ chồng sống rất hạnh phúc. Trong “cái khó ló cái khôn” ba đứa con lần lượt chào đời, khỏe mạnh và ngoan ngoãn, nhưng gánh nặng “cơm áo” lại đè nặng lên đôi vai gầy yếu của anh. Niềm vui chưa được bao lâu, tiếng cười chưa “tròn miệng” thì người vợ phát bệnh tâm thần, không làm được gì chỉ cười nói luyên thuyên suốt ngày…Giờ đây “trăm dâu lại đổ lên đầu tằm”.
 Mặc dù sống trong nghèo khó nhưng anh chẳng bao giờ than vãn, hay làm một điều gì đó trái với lương tâm mình. Anh sống trong sạch, chẳng ngửa tay xin xỏ ai một đồng. Nhiều người trong xóm thấy thương gia đình anh cho ít gạo, ít thức ăn…dù chẳng là bao nhưng đó là tấm lòng của mọi người đối với gia đình anh.
Hy vọng một phép màu
Nhìn vào công việc bán vé số thì không thể đủ tiền trang trải, anh đã phải bán thêm kem, bánh mì, yaourt… Lang thang khắp đường phố, bến xe, ga tàu với bàn chân cà nhắc nhưng anh vẫn như không hề biết mệt mỏi, chỉ mong sao kiếm thêm tiền mua gạo không để vợ con bị đói.

“Cuộc sống cứ thế, mong sao là mình đừng đổ ốm ra. Có bữa trời mưa bão không đi bán được, đành nấu cháo ăn cho qua bữa. Nửa đêm mấy đứa trẻ đói bụng tỉnh giấc gọi ba, nhưng mình đành ngậm ngùi cố ru con ngủ trong cơn đói”, anh nói mà mắt đỏ hoe.
Bạn Lê Kiên, SV năm 4, ĐH Ngoại Ngữ Huế, cho biết: “Nhìn vào hoàn cảnh gia đình anh Hoàng không ai lại không thấy chạnh lòng thương cảm, chồng thì tàn tật, vợ bị bệnh tâm thần, ba đứa trẻ nheo nhóc. Mình là SV cuộc sống xa nhà khó khăn, muốn giúp gia đình anh một chút gì đó nhưng một mình mình có lẽ là không đủ.”
Nhiều năm qua, ngày mưa cũng như nắng, người ta vẫn thấy có một người đàn ông tật nguyền lê những bước chân cà nhắc, cánh tay co quắp, một tay cầm vé số, trênvai lại mang một cái xô đựng kem, yaourt cuốc bộ khắp TP – Huế bán vé số. Anh tâm sự: “Tui mà nghỉ bán thì lấy tiền đâu mua gạo, mua thuốc cho vợ. Mình đau nhưng còn đi được thì cũng phải gắng. Mong răng “sao” ông bà, cha mẹ, trời đất phù hộ cho tui đừng ốm, ốm chừ là cả nhà chết đói mất”.
 Mọi ngõ ngách của TP anh đã thuộc làu làu, chỉ cần nói qua là anh biết tên đường, tên ngõ. Mỗi sớm anh dậy lúc 3h sáng lo cơm nước cho vợ con xong, 4h anh lại đến quầy nhận vé để tiếp tục hành trình của mình. Nhiều người mua vé số quen gương mặt chất phác, tội nghiệp nên hễ hôm nào không thấy anh ghé qua là lại có vẻ không yên. Nhưng có những người thấy anh như thế hắt hủi, xa lánh và xua đuổi. Anh chạnh lòng: “Tui cũng là con người, cũng đầy đủ chân tay, nhưng cuộc đời tui không may mắn bằng họ. Tui đi làm ăn chứ có xin xỏ gì họ, hay trộm cắp gì mô”.
Mỗi ngày nếu suôn sẻ anh cũng kiếm được khoảng 40.000 – 50.000 đồng, trừ vốn ra còn khoảng 20.000 – 30.000 đồng mua thuốc cho vợ và lo cái ăn cho cả gia đình.

Chị Trần Thị Hương, một người đi bán vé số dạo cùng anh, cho biết: “Những người đi bán vé số là những người có nhiều hoàn cảnh khác nhau, bán vé số là công việc đường cùng, lời lãi chẳng là bao. Nhưng dù răng thì cũng có công việc mà làm chừ ở nhà thì lấy gì mà sống. Tui thấy anh Hoàng là người sống có tình có nghĩa mà đường hoàng lắm. Dù nghèo đói nhưng chẳng xin xỏ ai bao giờ, nhiều lúc còn giúp đỡ người cùng cực hơn mình nữa chứ”.
 Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Năm – tổ trưởng tổ dân phố 20, phường An Cựu, TP Huế cho biết: “Tổ hiện nay có 10 hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, đa phần mất lao động chính trong gia đình. Đặc biệt là gia đình anh Hoàng, chồng thì tàn tật, vợ thì mắc bệnh thần kinh, con còn nhỏ. Cuộc sống lay lắt tạm bợ rất đáng lo ngại với gia đình anh.”
Khi hỏi, nếu như ai cho anh những điều ước thì anh sẽ ước gì bây giờ, anh bảo: “Thứ nhất tui ước cho vợ tui khỏi bệnh, để giữa lúc đêm khuya không còn chứng kiến những cơn điên nổi lên mà vợ tui la hét đập phá. Thứ hai là cơ thể tui lành lặn trở lại, để đi bán vé số dể dàng hơn. Đó là điều ước thôi chứ tui tin không có thật”.
Oi xong anh lại lật khật vặn mình bước đi trong khó nhọc, trên tay xấp vé truc tiep xo so mien bac đang còn dày, chiếc xô vẫn đầy kem. Nhìn thấy cảnh đó chẳng ai cầm được lòng. Hàng ngày anh vẫn đi và đem đến niềm hy vọng cho bao con người, nhưng có ai biết anh cũng đang cần một niềm hy vọng và phép màu như thế.
 Bóng anh đã khuất xa về phía cuối con đường, không biết xếp vé số trên tay lúc nào mới bán hết để anh được về bên người vợ và những đứa con đang trông ngóng chờ ba.
Nhìn hoàn cảnh gia đình anh, ai ai cũng phải gạt nước mắt thương cảm, cả gia đình chỉ trông vào mấy đồng tiền lẻ gom góp từ ngày ngày đi bán vé Xo so Soc Trang của người cha dị tật mà đầy nghị lực…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét