Translate

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

“Vé số xổ liền”


Lâu nay, đề cập chuyện “ôm” ở Long An, người ta hay nói đến các cô gái làm tiếp viên ở các quán nhậu, nhà hàng, karaoke… sẵn sàng “đi bay” với khách nhậu. Thời gian gần đây, đến lượt “đội quân” bán vé số cũng sẵn sàng bán “vé xổ liền” nếu khách có yêu cầu. Nhức nhối hiện nay là không ít học sinh, sinh viên cũng sẵn sàng “đi với bố”… và hậu quả để lại thật khó lường.

Một quán cà phê luôn tấp nập khách tìm mua “vé Xo so Binh Dinh liền”.
Xổ liền
“Vé số xổ liền” là tiếng lóng của những cô gái trẻ bán vé số sẵn sàng “đi khách” nếu có yêu cầu. Như mới đây, ông bạn già từ TPHCM về Long An chơi, đã được “khai tâm” về “vé Xo so Tra Vinh liền”.
Mới 8 giờ sáng, khi vừa yên vị xuống ghế và chưa kịp gọi cà phê thì mấy em bán vé số trẻ tại quán cà phê V. (phường 1, TP Tân An) ùa lại, mời vé số. Trong này, có một em rất trẻ, ăn mặc cũng rất mát mẻ, nũng nịu với ông bạn già: “Bố, mua vé số của con đi bố. Vé số của con hên lắm đó, nhất là vé số xổ liền nè”. Nhìn xấp vé trên tay cô gái trẻ chẳng có tờ vé số xổ liền nào, ông bạn chưng hửng, hỏi: “Vé xổ liền đâu?”. Cô gái trẻ nũng nịu: “Thôi bố, biết mà giỡn hoài, thì đây con xổ liền nè”. Như chợt hiểu vấn đề, ông bạn già lại bỡn cợt: “Nhưng mới sáng sớm mà con cái nỗi gì”.
Cô gái trẻ lại chèo kéo: “Thì bố cứ coi như ăn tối vào buổi sáng đi”. Vừa nói, cô nàng vừa “ngắt yêu” gò má của ông bạn già, như khuyến khích. “Nhưng có “ngon” không?”. “Ăn đi rồi biết, đảm bảo không ngon không tính tiền”. Cứ thế, một già một trẻ lại đưa đẩy, bỡn cợt với nhau. Ở đây, em nào dẻo mồm chèo kéo cũng bán được 1-2 “vé”, số tiền kiếm được cũng bằng bán vài trăm tờ vé số trong ngày (bán 1 tờ vé số lời được 1.000 đồng). Nếu không hên, chịu khó cho mấy “bố già” nựng nịu một chút, mấy bố sẽ mua cho vài chục tờ vé số, cũng coi như an ủi vậy.
Ở TP Tân An, không chỉ có quán cà phê V. mà gần như quán nào cũng có “vé số xổ liền”, chỉ có khác ở cách tiếp cận, mời chào của mấy em bán vé số này có kín đáo hay lộ liễu mà thôi. Và sau khi đã “cò kè bớt một thêm hai”, hai bên nhất trí thì kéo nhau vào nhà trọ. Ở đây, em nào là dân trong tỉnh hay ở các tỉnh lân cận đến bán, thì thường vào nhà trọ, nhà nghỉ thuê phòng theo giờ để bán “vé Xo so Soc Trang liền”. Còn em nào đến từ xa (phần nhiều từ các tỉnh miền Trung), thường kéo về phòng trọ thuê tháng của mình để “tận thu”. Bởi kéo nhau vào nhà trọ, nhà nghỉ các “bố già” phải trả 50.000-60.000 đồng/giờ/phòng, còn kéo nhau về phòng trọ riêng thì các em sẽ “tận thu” được khoảng này.
Chị C., một trong những người thường xuyên bán “vé số xổ liền”.
“Bố là tất cả!”
Nếu như các “em” bán “vé số xổ liền” chèo kéo các “bố già” thì không ít học sinh, sinh viên chấp nhận làm “con” của các “bố già” tại các quán nhậu, điểm hát karaoke… Như M., nhà ở huyện Đức Huệ lên TP Tân An ở trọ để đi học tại một trường THPT. Sau một thời gian “bén hơi”, M. tự nguyện làm “con” cho một “bố già” lắm tiền nhiều của ở phường 5, TP Tân An. Kết quả sau một thời gian dài, M. nghỉ học về quê. Lúc này mọi người mới nghe “đồn vô đồn ra” là M. có bầu nên nghỉ học.
Hay em Đ. cũng thế. Nhà ở một xã vùng sâu của huyện Thạnh Hóa, sau một thời gian lên Tân An trọ học, bất ngờ Đ. nghỉ học. Lúc này mọi người mới “té ngửa”, biết Đ. có bầu với một “bố già” ở phường 6. Và bãi đáp thường xuyên của hai “bố-con” này là điểm hát karaoke C. ở phường 2. Còn em H., sinh viên năm cuối của một trường đại học tại TPHCM, tranh thủ những ngày nghỉ hè, em về quê chạy bàn cho một quán cà phê ở phường 2, thỉnh thoảng em cũng làm “con” cho vài “bố già” để kiếm thêm tiền trang trải cho chuyện học hành.
Cái đáng nói ở đây, hầu hết các em đều chủ động “mồi chài” các “bố già” để được làm “con”. Như một lần đến quán cà phê Ấn Tượng ở phường 4. Thấy hai ông bạn già của tôi ngồi nói chuyện, 4 em học sinh lớp 12 sà đến bắt chuyện một cách hết sức tự nhiên. Chúng gọi tụi tôi bằng “bố” và xưng bằng “con”. Rồi sau một hồi “tán dóc”, chúng rủ tụi tôi đi hát karaoke vì tưởng những “bố già” này lắm tiền nhiều của. Hai thằng bạn già gật đầu đồng ý, để thử coi mấy đứa nhỏ này muốn gì. Thấy vậy, chúng chèo kéo thêm: “Bố gọi thêm 2 bố nữa đi, vì tụi con tới 4 đứa mà”. Ông bạn già bảo: “Thôi để bữa khác, bữa nay nếu vui thì bữa khác có đi sẽ kêu thêm”. 

Thế là hai “ông già” cùng “4 đứa trẻ” kéo nhau đến điểm hát karaoke Chiều Tím. Tại đây, chúng rất “vô tư”. Vô tư ăn, vô tư hát và coi hai “ông già” như “mối ruột”. Có đứa còn cười nắc nẻ, bảo: “Bố ơi, bố là tất cả, nên bố cứ “vô tư” đi”. Có đứa thấy cái điện thoại cảm ứng đắt tiền của ông bạn tôi, liền bảo: “Bố dám tặng con cái điện thoại này, bố muốn gì con cũng… không dám từ chối”…

Hay một ông bạn giáo viên ở huyện Thủ Thừa, cho biết: Mới đây, trong một lần đi “nhậu ké” với các chiến hữu tại một quán ở phường 2, TP Tân An, ông “chết đứng” khi phát hiện cô học trò cũ là tiếp viên của quán, lại được phân công “phục vụ” cho thầy. Cô học trò cũ cứ bảo: “Thầy cứ vô tư !”. Nhưng ông thầy không thể nào đủ can đảm tiếp tục ngồi nhậu với mấy người bạn, bởi trường của ông mới đây tin đồn nhiều học sinh có bầu trước khi tốt nghiệp ra trường...
Hậu quả khôn lường
Vấn đề đáng nói ở đây là tệ nạn xã hội đã lan vào giới trẻ, nhất là với trẻ vị thành niên, trong độ tuổi đi học. Đây thật sự là vấn đề đáng báo động, cần có sự quan tâm nhiều hơn của của các ngành, các cấp, gia đình và xã hội. Theo Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Long An, mỗi năm tỉnh này có hơn 6.000 ca nạo phá thai, trong đó trên 10% ở tuổi vị thành niên, trong độ tuổi đi học. Ông Trần Hoàng Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Long An, cho biết: Tình hình học sinh nữ có thai ngoài ý muốn trong năm qua trên địa bàn tỉnh có 10 trường hợp là học sinh THPT. 

Ngoài ra, cũng có một số học sinh cấp THCS có thai, nhưng khi phát hiện, gia đình đã xin cho các em nghỉ học. Chỉ có trường hợp 2 em học sinh lớp 9 và lớp 10 của Trường THCS và THPT Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa cưới nhau, bị nhà trường và chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, ngăn cản vì còn đi học. Cũng theo ông Nhân, “tuy số học sinh mang thai chỉ là một phần rất nhỏ so với hơn 20.000 nữ sinh THPT của tỉnh, nhưng đây là sự việc rất nghiêm trọng đối với gia đình, nhà trường và cả ngành giáo dục Long An”. 

Ông Nhân cũng thừa nhận: “Thời gian qua, công tác giáo dục giới tính trong nhà trường chưa đạt hiệu quả. Năm học 2013-2014, chúng tôi sẽ phối hợp ngành y tế mời bác sĩ chuyên khoa về giới tính để giảng dạy cho các em. Hy vọng sẽ khắc phục được tình trạng đau lòng này” - ông Nhân cho biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét